https://gfrvietnam.com/biochar.html
Biochar – Biện pháp đơn giản giúp chống biến đổi khí hậu hiệu quả
Biochar hay còn gọi là than sinh học không chỉ có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Đây được coi là công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu góp phần chống biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu và những hệ quả khó lường
Trong những năm gần đây biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu được nhiều người quan tâm và làm thế nào để chống biến đổi khí hậu là câu hỏi lớn mà các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.
Chỉ cần nhìn vào môi trường sống trong những năm gần đây, chúng ta có thể nhận thấy biến đổi khí hậu rõ ràng qua những dấu hiệu như gia tăng nhiệt độ toàn cầu khiến cái nóng khủng khiếp hơn, băng tan, mực nước biển dâng cao, thiên tai nhiều hơn… Sự biến đổi khí hậu không chỉ diễn ra ở một vùng mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người cũng như những hệ lụy khó lường.
Biến đổi khí hậu khiến hệ sinh thái trên trái đất bị thay đổi rõ rệt, nguồn nước ngọt bị thiếu hụt, ô nhiễm không khí, nguồn năng lượng tự nhiên bị cạn kiệt… Bên cạnh đó, sự nóng lên của trái đất cũng khiến cho nhiều sinh vật bị tuyệt chủng, đất bị hoang hoắc, nước biển xâm lấn, thiên tai nhiều hơn như lũ lụt, hạn hán…cùng rất nhiều hệ quả khác.
Tại Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đối mặt và chịu ảnh hưởng nhiều từ biến đổi khí hậu với những tình trạng nước biển dâng cao, biển xâm thực, hạn hán, lũ lụt, bão thiên tai…
Biến đổi khí hậu là nỗi lo toàn cầu
Giải pháp chống biến đổi khí hậu là gì?
Để có thể giảm tình trạng biến đổi khí hậu, một trong những biện pháp hàng đầu chính là ổn định nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển đạt mức vừa phải. Và để ứng phó với biến đổi khí hậu thì các quốc gia cũng phải thực hiện một số những hoạt động như:
- Nên hạn chế sử dụng những nguyên liệu được làm từ hóa thạch.
- Ngăn chặn những hành vi chặt phá rừng
- Hạn chế rác thải ra môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa, rác thải khó tái chế
- Đưa những công nghệ mới vào bảo vệ môi trường và Trái đất
Đặc biệt một trong những ứng dụng khoa học hay cách hữu hiệu đơn giản để chống biến đổi khí hậu chính là sử dụng than sinh học Biochar.
Biochar và những tác dụng trong chống biến đổi khí hậu hiệu quả
Biochar là than sinh học được tạo ra bằng cách nhiệt phân những vật liệu hữu cơ như trấu, mùn cưa, gỗ, cành cây, rơm, rạ hay những phụ phế nông lâm nghiệp khác…dưới nguồn cung cấp oxy (O2) hạn chế và ở nhiệt độ tương đối thấp (<700°C). Than Biochar được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để làm tăng dinh dưỡng cho đất trồng và tăng năng suất thu hoạch. Không những vậy than Biochar còn góp phần bảo vệ môi trường và là công cụ hữu hiệu trong việc chống biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy ước tính 12% lượng khí thải nhà kính nhân tạo hàng năm có thể được bù qua than sinh học.
Biochar là giải pháp chống biến đổi khí hậu hiệu quả
Than sinh học Biochar – Cải thiện dinh dưỡng đất, chống xói mòn đất
Với kết cấu đặc biệt 96,243% là Carbon xốp, than sinh học biochar có thể chống lại sự sự suy thoái của đất và lưu giữ lượng carbon trong đất trong hàng trăm thậm chí đến hàng ngàn năm. Chính bởi vậy mà sử dụng than Biochar này có hiệu quả lớn trong việc cải thiện dinh dưỡng cho đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất chua, đất bạc màu và chống xói mòn đất cực kỳ hiệu quả.
Cung cấp năng lượng sạch cho trái đất
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho đất, Biochar còn tạo ra những các sản phẩm phụ như dầu và khí có thể được sử dụng làm nhiên liệu, cung cấp năng lượng sạch, tái tạo. Bên cạnh đó khi than sinh học được chôn trong lòng đất chính là dinh dưỡng tăng cường cho đất, có thể trở thành than carbon âm tính.
Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Khí metan (CH4) và nitơ Oxit (NO2) mạnh hơn 25 đến 298 ần phát thải khí nhà kính và hơn so với CO2. Sự giảm lượng phát thải khí này có tác dụng không nhỏ trong việc chống biến đổi khí hậu. Nguồn phát thải khí Metan và Nitơ oxit thường đến từ những hoạt động như sản xuất lúa gạo ngập nước, hệ thống sản xuất chăn nuôi, cháy sinh khối, đốt củi hay quản lý đất nông nghiệp, phân động vật, nguồn nước thải…
Có thể thấy phát thải khí CH4 và N2O đều từ các hoạt động liên quan đến đất và chúng ta hoàn toàn có thể giúp tránh tạo ra khí CH4 từ những chất thải hữu cơ sinh học nhất định. Than sinh học có ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hóa học của đất, cải thiện độ xốp của đất, hạn chế quá trình vi sinh vật tạo ra khí N2O và CH4, thúc đẩy sinh vật có lợi phát triển. Cấu trúc phức tạp của than Biochar cũng hấp thụ được lượng N20 trong đất.
Thay thế những nguyên liệu hóa thạch
Hợp tác sản xuất than sinh học Biochar có thể giúp chống lại sự thay đổi khí hậu toàn cầu nhờ việc thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tạo lượng cacbon trong đất ổn định.
Bên cạnh đó than sinh học được coi như loại phân bón hữu cơ, cải thiện dinh dưỡng đất và hạn chế việc sử dụng phân bón hóa chất được làm từ hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường.
Biochar thấm hút kim loại nặng và thuốc trừ sâu
Với cấu trúc rỗng và bề mặt xốp, tăng khả năng thấm hút, biochar được chứng minh có khả năng thấm hút rất tốt một loạt các kim loại nặng, trong đó bao gồm chì (Pb), asen (As) và cadmium (Cd).
Cùng với đó việc sử dụng than Biochar này cũng giúp thấm hút những chất gây ô nhiễm hữu cơ như thuốc trừ sâu nông nghiệp, chất ô nhiễm công nghiệp.
Ngoài ra than có khả năng hút nước tốt và giữ nước lâu trong đất giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước tự nhiên hiệu quả.
Với những công dụng tuyệt vời đó, than sinh học Biochar chính là công cụ đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
----------------------------------------------
Mời liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR
Địa chỉ: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Hotline: 0973.263.318 - 0869.64.85.88
Email: Gfrvietnam.com@gmail.com
Website: www.gfrvietnam.com