Ứng dụng hiệu quả của GIẤM GỖ Sinh Học trong nuôi trồng thuỷ sản (cá tra). Hi vọng GIẤM GỖ sẽ mang về luồng gió mới trong nông nghiệp, thuỷ sản sạch!
Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng "Smoke liquid" trong điều trị ngoại ký sinh trùng trên cá tra giống
Ứng dụng hiệu quả của GIẤM GỖ Sinh Học trong nuôi trồng thuỷ sản (cá tra). Hi vọng GIẤM GỖ sẽ mang về luồng gió mới trong nông nghiệp, thuỷ sản sạch!
Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng Smoke Liquid(Giấm Gỗ Sinh học) trong điều trị ngoại ký sinh trùng trên cá tra giống
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trịnh Thị Lan
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học An Giang
- Thời gian thực hiện: 12 tháng, 06/2016 đến 05/2017
Tóm tắt:
Đề tài: Nghiên cứu sử dụng “smoke liquid” trong điều trị ngoại ký sinh trùng trên cá Tra giống (P. hypophthalmus)” được thực hiện từ 6/2016 đến 30/03/2017 tại trại thủy sản trường Đại học An Giang.
Độ độc cấp tính LC50-96h của “smoke liquid” đối với cá Tra là 0,26%. Ảnh hưởng của “smoke liquid” lên sự nhạy cảm và phục hồi enzyme ChE khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với đối chứng ở cả 2 nhóm cho ăn và không cho ăn. Điều này cho thấy “smoke liquid” chưa gây ảnh hưởng lên ChE của cá Tra ở các nồng độ thí nghiệm. Thí nghiệm ảnh hưởng của “smoke liquid” ở dưới ngưỡng gây chết đến tăng trưởng của cá tra giống được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 90 ngày với 3 mức nồng độ 1, 10, 25%LC50-96h và một nghiệm thức đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SRG) của cá khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Lần lượt ở các nghiệm thức Đối chứng là 0,91 (%/ngày); 1%LC50-96h là 0,92 (%/ngày); 10%LC50-96h là 0,73 (%/ngày); 25%LC50-96h là 1,02 (%/ngày). Tỉ lệ sống đạt 82,22 - 94,44% ở các nghiệm thức. Sau 90 ngày thí nghiệm, khối lượng của cá khi kết thúc thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức trong cùng hệ thống và điều này cho thấy việc sử dụng “smoke liquid” không gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá Tra giống.
Thí nghiệm sử dụng “smoke liquid” (giấm gỗ sinh học)để điều trị ngoại ký sinh trên cá tra giống được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với các nồng độ 10%LC50-96h, 25%LC50-96h, 50%LC50-96h và 01 nghiệm thức đối chứng. Với phương pháp tắm, cho cá đã được cảm nhiễm ngoại ký sinh tiếp xúc với dung dịch “smoke liquid” trong 30 phút, sau đó chuyển toàn bộ cá sang môi trường nước sạch. Kiểm tra ngoại ký sinh trên mang và da sau khi tiếp xúc 1giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Sau 72h kết thúc thí nghiệm cho kết quả “smoke liquid” diệt trùng bánh xe tốt ở tất cả các nghiệm thức 10%, 25% và 50% LC50 - 96h với hiệu quả điều trị lần lượt là 99,21%; 97,65% và 100% và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê (P > 0,05), bên cạnh đó, không có tình trạng tái nhiễm sau khi xử lý. Đối với sán, “smoke liquid” cho hiệu quả điều trị tốt nhất sau 1h xử lý, kết quả lần lượt ở các nồng độ 10%; 25% và 50% LC50 - 96h là 26,05%; 59,80% và 75,64%.
Từ khóa: enzyme cholinesterase (ChE), LC50-96h, “smoke liquid”, ngoại ký sinh
----------------------------------------------
Mời liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR
Địa chỉ: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Hotline: 0973.263.318 - 0869.64.85.88
Email: Gfrvietnam.com@gmail.com
Website: www.gfrvietnam.com