Hướng dẫn xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

Hướng dẫn xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, bên cạnh hiệu quả xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ thì có thể xử lý rơm rạ để dùng làm nguyên liệu trong trồng nấm rơm, làm rơm ủ trong trồng khoai tây và một số cây trồng khác….

Hướng dẫn xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

Hướng dẫn xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

 

 

Để ủ rơm, rạ đạt kết quả tốt bà con nông dân thực hiện đúng các bước trong nội dung quy trình kỹ thuật như sau:

 

 - Chuẩn bị xử lý:

 

 

+ Xác định lượng rơm, rạ cần xử lý trước khi thu hoạch.                                

+ Lựa chọn địa điểm: nên chọn địa điểm ủ xử lý gần nguồn nguyên liệu (rơm, rạ), thuận tiện nguồn nước và hợp lý khi bảo quản và sử dụng, việc xử lý theo quy mô hộ gia đình nhưng nên bố trí theo hướng tập trung theo khu xử lý để tiện quản lý kỹ thuật.

+ Chuẩn bị đủ lượng chế phẩm sinh học, phân chuồng như phân gà, phân lợn, phân bò hoặc phân hoá học bổ sung và một số vật tư cần thiết.

 

- Các bước thực hiện tuân thủ theo quy trình kỹ thuật:

 

 

+ Thu gom rơm, rạ (khi thu gom rơm, rạ để ủ có thể tận dụng thêm một số sản phẩm hữu cơ như: bèo tây, thân lá cây trồng hoặc phân lợn, phân gà,phân bò ...).

+ Tùy lượng nguyên liệu mà bố trí diện tích chân đống, lượng chế phẩm hòa tan, phân hoá học NPK cho hợp lý, 1 tấn rơm,

+ Cần lượng chế phẩm và phân hoá học như sau:

+ Chế phẩm Emic 0,2kg/tấn; phân hoá học NPK: 3kg/tấn.

+ Quy trình thực hiện:

* Chế phẩm: tiến hành pha chế phẩm Emic ở dạng dung dịch hoà tan.

* Trải rơm, rạ sau khi thu hoạch trên địa điểm lựa chọn, mỗi lớp rơm, rạ dày 30cm thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm hòa tan (nồng độ của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm, rạ sao cho khi ủ rơm, rạ có độ ẩm đạt trên 80%) và rắc mỏng phân hoá học NPK. Nếu gia đình có phân chuồng, phân gà thì bổ sung thêm. Phun lên mặt đống ủ hỗn hợp giấm gỗ sinh học GFR với nước (tỉ lệ pha 1 lít giấm gỗ với 20 lít nước phun cho 3 tấn nguyên liệu ủ)

* Sau khi đã tiến hành xong, đống ủ phải được che đậy bằng nilon để đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của đống ủ để bổ sung nước đạt độ ẩm cần thiết, duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40oC. Màng nilon che đậy đống ủ được sử dụng nhiều lần đến khi hỏng thì thu gom bán cho người thu mua phế liệu để tránh gây ô nhiễm môi trường.

+ Đảo trộn đống ủ:  để cho rơm, rạ vụn thêm và làm cho các loại vi sinh vật phân bố đều, tưới bổ sung duy trì ẩm độ, trộn đều giữa chỗ phân huỷ tốt và chưa tốt, để đảm bảo cần đảo trộn 2 lần; lần 1 sau ủ 15-20 ngày, lần 2 cách lần 1 là 10 – 15  ngày, (cách kiểm tra độ ẩm: cầm nắm rơm, rạ vắt đều thấy nước rỉ ra theo kẽ tay là được).

+ Sau 30 ngày trở đi ta kiểm tra chất lượng phân đảm bảo đưa đi bón lót gối vụ hoặc đánh gọn bảo quản để bón cho cây rau màu.

 

Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, bên cạnh hiệu quả xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ thì có thể xử lý rơm rạ để dùng làm nguyên liệu trong trồng nấm rơm, làm rơm ủ trong trồng khoai tây và một số cây trồng khác….

 

----------------------------------------------

Mời liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR

Địa chỉ: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Hotline: 0973.263.318 - 0869.64.85.88

Email: Gfrvietnam.com@gmail.com

Website: www.gfrvietnam.com