Đối với vi Nấm, muốn lây lan được, nó cần 2 bước là phát tán bào tử, và bào tử nảy mầm để thành nấm khác. Nhưng khi gặp giấm gỗ thì giấm có tác dụng phá màng của bào tử của nó và hút nước bên trong –> làm cho bào tử hoặc bị vỡ, hoặc bị co lại. Thứ 2 là giấm gỗ sẽ nó tạo môi trường bất lợi, có tính Axit cao, Ph thấp làm cho bào tử không nảy được mầm.
–> Giấm gỗ luôn được coi là sát thủ của Nấm cũng vì lẽ đó nó sẽ làm chết hoặc làm cho
Nấm tồn tại ở đâu? Sinh trưởng phát triển như thế nào?
Một thực tế cho thấy, nấm thường có trong đất, trong thực vật hay trên da động vật, hay môi trường xung quanh. Nó phát triển cực mạnh ở những nơi ẩm thấp. Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25 – 28oC, nhiệt độ thấp nhất là 5 – 10oC, cao nhất là 35oC. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm.
Nấm sinh trưởng thế nào ?
Nấm có cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh. Một tập hợp nhiều sợi nấm sinh trưởng tạo thành tản nấm là thể dinh dưỡng của nấm. Sợi nấm không có màng ngăn gọi là sợi đơn bào và sợi nấm có nhiều màng ngăn gọi là sợi đa bào. Chiều rộng của sợi nấm biến động trong khoảng 0,5 – 100 µm, phần lớn từ 5 – 20 µm, chiều dài thay đổi tùy theo các loại nấm và điều kiện dinh dưỡng. Nấm có thể sợi không màu hoặc có màu khác nhau.
Nấm lây lan bằng cách sinh ra các bào tử nhỏ, dạng như các hoa. Sau khi bào tử chín thì tự rụng khỏi cơ thể mẹ, theo không khí, nước, hoặc các vật dụng, theo sự di chuyển của vật chủ (nếu là động vật) để lây từ vật chủ này sang vật chủ khác, hoặc lây lan rộng trong môi trường.
Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.
Nấm gây hại cho cây trồng như thế nào?
- Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
- Nó thường gây bệnh thối nhũn ở thực vật ( thối thân, thối rễ, thối quả), lở loét ở động vật, hoặc gây mùi khó chịu ở môi trường mà nó tồn tại.
Giấm gỗ diệt trừ Nấm bệnh cho cây trồng như thế nào?
Giấm gỗ được lên men bằng cách công nghiệp, tận dụng nguồn Hidro Cacbon trong chế biến gỗ. Thành phần quan trọng nhất của Giấm gỗ chính là Axit acetic, axit này là Axit hữu cơ mạnh có tác dụng ăn mòn và phá màng tế bào của các vi sinh vật. Mà các vi sinh vật được nhắc đến chính là vi Nấm, vi khuẩn hoặc virut.Nấm bệnh không thể lây lan được.
Trên đây là những chia sẻ với các bạn về tác dụng thực sự mà giấm gỗ mang lại trong việc diệt trừ nấm bệnh gây hại cho cây trồng nói riêng cũng như nông nghiệp nói chung.
Giấm gỗ không phải là thuốc sâu, cũng không phải là chất hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng.
----------------------------------------------
Mời liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR
Địa chỉ: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Hotline: 0973.263.318 - 0869.64.85.88
Email: Gfrvietnam.com@gmail.com
Website: www.gfrvietnam.com