Dấm Gỗ và cách sử dụng

Dấm Gỗ và cách sử dụng

Pha dấm gỗ sinh học với tỷ lệ 1:200 với nước sạch để tưới gốc. cách 2-3 ngày tưới 1 lần. dấm gỗ khi tiến hành tưới gốc có tác dụng cải tạo đất, điều trị tuyến trùng, tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển. Đồng thời giúp hòa tan phân bón và chuyển dạng N, P, K từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu. Làm cho cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Có thể pha cùng phân NPK, lân tan chậm và các loại phân vô cơ va hữu cơ khác để tưới cùng. Chú ý để cây khỏe mạnh ít sâu bệnh lên tưới với nồng độ phân bón loãng nhưng tưới thường xuyên sẽ tốt cho cây.
Các kết quả thực nghiệm chứng minh. Sử dụng dấm gỗ tưới gốc giúp bộ rễ phát triển tốt hơn 30-50% so với không sử dụng. Từ đó giúp cây phát lộc đâm trôi mạnh hơn. Đặc biệt phu hợp với cây già cỗi cần phục hồi sau loạt hoa.

Dấm Gỗ và cách sử dụng

Giấm gỗ sinh học có tên Tiếng Anh là Wood Vinegar , tiếng Nhật là トヨチュ để cho bạn nào muốn tìm hiểu thêm về Dấm gỗ.

Giấm gỗ sinh học là sản phẩm 100% hữu cơ. Thu được từ quá trình ngưng tụ khói lò than hoạt tính Binchotan có nguồn gốc tại Nhật Bản. Trong Dấm gỗ có chứa trên 200 hợp chất hữu cơ khác nhau. Vi vậy công dụng của giấm gỗ trong nông nghiệp , trồng trọt là rất rộng.

Đối với cây hoa hồng Dấm gỗ có thể sử dụng trong các trường hợp sau:

1. Tưới gốc:
Pha dấm gỗ sinh học với tỷ lệ 1:200 với nước sạch để tưới gốc. cách 2-3 ngày tưới 1 lần. dấm gỗ khi tiến hành tưới gốc có tác dụng cải tạo đất, điều trị tuyến trùng, tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển. Đồng thời giúp hòa tan phân bón và chuyển dạng N, P, K từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu. Làm cho cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Có thể pha cùng phân NPK, lân tan chậm và các loại phân vô cơ va hữu cơ khác để tưới cùng. Chú ý để cây khỏe mạnh ít sâu bệnh lên tưới với nồng độ phân bón loãng nhưng tưới thường xuyên sẽ tốt cho cây.
Các kết quả thực nghiệm chứng minh. Sử dụng dấm gỗ tưới gốc giúp bộ rễ phát triển tốt hơn 30-50% so với không sử dụng. Từ đó giúp cây phát lộc đâm trôi mạnh hơn. Đặc biệt phu hợp với cây già cỗi cần phục hồi sau loạt hoa.
2. Điều trị rệp sáp, rệp vẩy:
Dùng dấm gỗ nguyên chất bôi lên thân, cành hồng bị rệp sáp, vẩy. Chú ý không bôi lên lá , mầm non. Bôi từ 1-2 lần / ngày bôi liên tiếp trong 3-4 ngày kết hợp với tưới gốc ở tỷ lệ 1:200 và phun lên lá với tỷ lệ 1:40
3. Trị bọ trĩ và nấm phấn trắng
Pha dấm gỗ tỷ lệ 1:30 với những cây lá đã già và 1:40 với những cây lá non, có nhiều mầm phun ngày 1 -2 lần. Phun liên tục trong 2-3 ngày. Nếu tình trạng bị nặng cần phun từ 4-5 ngày liên tục
4. Phòng bệnh bọ trĩ, rệp sáp, nấm trên hoa hồng
Pha dấm gỗ với tỷ lệ 1:50 phun thường xuyên giúp xua đổi côn trùng, ngăn ngừa các bệnh do nấm , côn trùng gây ra
5. Điều trị và phòng ngừa tuyến trùng
Điều trị tuyến trùng: Pha dấm gỗ với nước tỷ lệ 1:50 đến 1:70 tưới gốc 1-2 ngày/ lần. Tưới liên tục trong 7- 10 ngày
Phòng ngừa tuyên trùng : Pha dấm gỗ tỷ lệ 1:200 tưới gốc thường xuyên 3-4 ngày/ lần. Nếu tưới thường xuyên có thể pha với tỷ lệ 1:400 đến 1:500
Đặc biệt dấm Gỗ còn có thể xua đuổi chuột và côn trùng gây hại bằng cách hòa dấm Gỗ với nước theo tỷ lệ 1:50 sau đó té xung quanh khu vực canh tác,cạnh các luống trồng sẽ có hiệu quả tốt .

 

----------------------------------------------

Mời liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR

Địa chỉ: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Hotline: 0973.263.318 - 0869.64.85.88

Email: Gfrvietnam.com@gmail.com

Website: www.gfrvietnam.com