Chống biến đổi khí hậu cùng GFR

Chống biến đổi khí hậu cùng GFR

Nhà nông làm gì để chống biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu để lại không ít hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống con người, đặc biệt với những người làm nông nghiệp thì hệ quả mà nó để lại càng lớn. Trong khi thế giới đang biểu tình, thì nhà nông cần làm gì để chống biến đổi khí hậu?

Không cần xuống đường biểu tình hay trở thành một nhà khoa học phát minh vĩ đại, công trình nghiên cứu lớn lao, với những người nông dân chỉ cần áp dụng một vài biện pháp sau cũng có thể góp phần chống biến đổi khí hậu đồng thời xây dựng một nền nông nghiệp ổn định, phát triển bền vững cùng than sinh học Biochar.

Chống biến đổi khí hậu cùng GFR

 

Nhà nông làm gì để chống biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu để lại không ít hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống con người, đặc biệt với những người làm nông nghiệp thì hệ quả mà nó để lại càng lớn. Trong khi thế giới đang biểu tình, thì nhà nông cần làm gì để chống biến đổi khí hậu?

Không cần xuống đường biểu tình hay trở thành một nhà khoa học phát minh vĩ đại, công trình nghiên cứu lớn lao, với những người nông dân chỉ cần áp dụng một vài biện pháp sau cũng có thể góp phần chống biến đổi khí hậu đồng thời xây dựng một nền nông nghiệp ổn định, phát triển bền vững.

Hạn chế trồng độc canh

Trồng độc canh đang là xu hướng trong canh tác hiện nay. Khi cây trồng được giá thì người dân ồ ạt trồng trọt, làm mất đi sự cân bằng hệ sinh thái. Cũng chính việc trồng độc canh này khiến cho đất đai bị sói mòi và thoái hóa. Đất bị bạc màu, chua, mất chất hữu cơ, làm thay đổi kết cấu đất theo chiều hướng xấu, kiệt quệ dinh dưỡng… Sự thoái hóa của đất cũng kéo theo hệ quả giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân và quan trọng hơn, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống, sự đa dạng sinh học. Chính vì thế xen canh gối vụ chính là lựa chọn thông minh để bảo vệ chính kinh tế nông nghiệp ổn định, tránh bấp bênh đồng thời cũng là bảo vệ đất khỏi bị thoái hóa, chống biến đổi khí hậu.

Kết quả hình ảnh cho độc canh

Độc canh chỉ mang lại kinh tế ngắn hạn nhưng lại để lại hậu quả thoái hóa đất

Ngừng chặt đốt rừng làm nương rẫy

Chặt phá rừng để lấy đất canh tác vốn là vấn đề “nhức nhối” nhiều năm nay. Rừng bị phá hủy cũng đồng nghĩa với việc con người mất đi cánh tay bảo vệ trước những thiên tai như lũ quét, hạn hán… Không những vậy thiên nhiên bị phá hủy, sự đa dạng thực vật, đa dạng sinh học cũng bị mất đi, sự cân bằng không được duy trì chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. 

Để bảo vệ chính mình, hãy ngừng phá rừng làm rẫy, tích cực phủ xanh đồi trống, trồng nhiều cây xanh. Bảo vệ rừng chính là biện pháp bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu hữu hiệu.

Kết thân với phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hóa học

Trong quá trình sản xuất, nhiều người dân lạm dụng phân bón hóa học để thúc đẩy năng suất. Nhưng sau nhiều năm chỉ chú trọng tới phân vô cơ khiến đất bị thoái hóa, giảm năng suất do kiệt chất hữu cơ và mất cân bằng dinh dưỡng. Đất bị chai và bị chua hóa. Không những vậy nó còn có thể gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. 

Khi sử dụng các loại phân vô cơ vào đất, cũng chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất gây chua cho đất, và làm cho đất bị mất kết cấu đoàn lạp.

Không những vậy việc sản xuất phân hóa học gây ra những ô nhiễm nhất định cho môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên. Những chất độc trong phân bón hóa học ngấm sâu trong đất làm hư hại cho đất đồng thời còn làm ô nhiễm cả nguồn nước tự nhiên. 

Chính vì thế, hạn chế sử dụng phân hóa học chính là cách bà con vừa bảo vệ đất trồng vừa bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Bà con có thể thay thế bằng những dòng phân bón vô cơ nguồn gốc từ tự nhiên vừa có thể cải thiện dinh dưỡng cho đất, hiệu quả bền lâu lại vừa đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường. 

Hiện nay, Biochar hay than sinh học chính là giải pháp hiệu quả. Với kết cấu bề mặt rỗng, xốp, than sinh học có thể thẩm thấu những kim loại nặng, chất gây hại trong phân bón hữu cơ để lại trong đất, cân bằng PH, bổ sung dinh dưỡng cho đất hiệu quả. Sử dụng loại than sinh học này giống như loại phân hữu cơ vừa bảo vệ đất lại có thể tăng năng suất cây trồng.

Ngừng đốt rác thải nông – lâm nghiệp ra môi trường

Sau mỗi vụ thu hoạch, tại những cánh đồng trên cả nước thường còn rất nhiều những phế phẩm nông – lâm nghiệp như rơm rạ, cỏ khô, gỗ mục… Để giải quyết những tàn dư này bà con thường có xu hướng đốt cháy rác thải để dọn sạch đồng ruộng. Tuy nhiên việc đốt cháy những phế phẩm nông nghiệp này thường kèm theo những hệ lụy nhất định đó là ô nhiễm không khí. 

Kết quả hình ảnh cho đốt rơm rạ

Ngừng đốt rơm rạ, ngừng lãng phí và tránh gây ô nhiễm môi trường

Sau mỗi mùa thu hoạch, tình trạng đốt cháy rơm rạ, trấu, cỏ, rễ cây trồng… diễn ra tràn lan khiến chất lượng không khí bị giảm, chỉ số ô nhiễm luôn ở mức cao, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Đây cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây biến đổi khí hậu.

Đáng nói, đốt cháy phế phẩm nông – lâm nghiệp còn là sự lãng phí tài nguyên có thể tái chế. Trong khi người làm nông có thể tận dụng để chế biến sản xuất phân bón vô cơ, đặc biệt là than sinh học Biochar.

Rơm rạ và các phụ phẩm khác trong nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ lạc, bã mía, than cây ớt, lõi ngô,…. là một nguồn nguyên liệu cực kỳ quý giá để sản xuất than sinh học Biochar vô cùng có lợi sử dụng trong ngành nông nghiệp, đồng thời lại giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường. Quá trình sản xuất Biochar là quá trình nhiệt phân nên có thể làm giảm tối đa chất khí bụi CO2, CO, NOx... ra ngoài môi trường, góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng không khí. Đây là biện pháp cực tốt để chống biến đổi khí hậu.

Sử dụng Biochar cho đồng ruộng – Góp phần cải thiện môi trường và chống biến đổi khí hậu

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của than sinh học Biochar với việc cải thiện hiệu quả nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu.

Biochar là một sản phẩm thân thiện với môi trường có thể sử dụng như một loại phân bón cho đất. Nó có thể cải thiện cấu trúc lý hoá của đất, cải thiện dinh dưỡng, tạo môi trường sống lý tưởng cho vi sinh vật có lợi cho đất, cân bằng độ PH… từ đó có thể nâng cao năng suất cây trồng, xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, bảo vệ môi trường.

Để chống biến đổi khí hậu cần có sự chung tay của tất cả mọi người. Xây dựng một nền nông nghiệp ổn định, hiệu quả và thân thiện với môi trường cũng chính là cách để chống lại sự thay đổi khí hậu, bảo vệ lợi ích kinh tế của chính nhà nông.

 

----------------------------------------------

Mời liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GFR

Địa chỉ: Nhà ông Trường, thôn 4, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Hotline: 0973.263.318 - 0869.64.85.88

Email: Gfrvietnam.com@gmail.com

Website: www.gfrvietnam.com