Chuyển giao công nghệ Biochar

Chuyển giao công nghệ Biochar

26/09/2019 9:15:50 PM | 4151

Làm than Biochar từ phế phẩm nông lâm nghiệp

Biochar hay còn gọi là than sinh học, than đen có lợi ích rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Loại “vàng đen” này không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng diệu kỳ trong việc giữ ẩm, giữ phân bón và giữ những vi sinh vật có lợi cho đất, cải thiện dinh dưỡng của đất. Đặc biệt hơn, việc sản xuất than Biochar hoàn toàn có thể tận dụng từ những chế phẩm nông lâm nghiệp, tiết kiệm chi phí cho bà con đồng thời lại bảo vệ môi trường.

Than sinh học Biochar giúp đất trồng dồi dào dinh dưỡng

Từ những kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra than sinh học có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho đất. Theo các nhà khoa học cho biết than được sản xuất từ những phế phẩm nông lâm nghiệp như phân trâu bò, vỏ trấu, rơm rạ, gốc rễ cây… sau quá trình nhiệt phân, các loại nguyên liệu này vẫn giữ nguyên những thành phần dinh dưỡng mà không gây ô nhiễm môi trường.

Than sinh học Biochar có thể làm tăng năng suất đáng kể cho những cây trồng khi được trồng trên những diện tích đất nghèo dinh dưỡng. Biochar có thể ngăn chặn dòng chảy và sự thất thoát của phân bón, cho phép sử dụng ít phân bón hóa chất hơn giảm thiểu xói mòn, bạc đất. Không những vậy nó còn có tác dụng giữ ẩm và quan trọng nhất là cải thiện đáng kể nguồn dinh dưỡng của đất, duy trì độ phì nhiêu của đất trồng.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, bề mặt diện tích của than Biochar tương đối lớn và cấu trúc lỗ rỗng tương đối phức tạp, khoảng 1g có thể có một diện tích bề mặt lớn hơn 1000m2. Chính nhờ bề mặt lớn và cấu trúc rỗng này mà than có thể hấp thụ nước tốt và giữ nước lâu dài cũng như giữ lượng dinh dưỡng có trong đất.

Với việc cung cấp một môi trường sống an toàn cho những vi sinh vật có lợi nên chúng phát triển rất tốt và giúp đất tăng dinh dưỡng, độ phì nhiêu đáng kể.

Bằng những lợi ích đã được chứng minh trong những nền nông nghiệp các nước tiên tiến như Nhật, Úc, than sinh học Biochar ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp Việt Nam như cải tạo đất trồng, làm giá thể trồng các loại cây cảnh, hoa, lan, ly… mang lại giá trị kinh tế cao.

Kết quả hình ảnh cho biochar

Than Biochar cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho đất

Tận dụng những phế phẩm nông – lâm nghiệp để chế tạo than Biochar

Tại Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp, 70% dân số vẫn làm nông thì việc sản xuất than sinh học là cực kỳ cần thiết để nâng cao hiệu quả nông nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường xanh, sạch bền vững.

Theo các nhà khoa học cũng cho biết, việc sản xuất than sinh học Biochar rất thuận lợi và dễ dàng bởi chúng ta có những điều kiện tốt và sẵn có nguyên liệu để làm phân than sinh học. Đó là những chế phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp.

Sau mỗi vụ mùa chúng ta thường bỏ đi tương đối lượng rơm rạ, cỏ, gốc rễ mục,thân cây ớt, vỏ lạc, lõi ngô… Đây chính là những nguyên liệu tuyệt vời để có thể sản xuất than Biochar.

Không những vậy những vỏ trấu, vỏ dừa, bã mía, gốc cây mục, rễ cây,thân cây ớt, vỏ lạc, lõi ngô… cũng có thể tạo ra than Biochar. Có thể nói nguyên liệu làm ra than sinh học này có từ khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày, từ nguồn gốc thực vật, động vật, từ rác thải sinh hoạt… Nếu biết tận dụng để chế tạo than sinh học không chỉ tiết kiệm chi phí phân bón, tăng năng suất cây trồng cho bà con mà còn góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.

Có nhiều cách để có thể sản xuất than sinh học Biochar như đốt gián tiếp, đốt trực tiếp, nhưng đốt trực tiếp là cách phổ biến, đơn giản và kinh tế nhất. Đốt trực tiếp theo hệ thống lò công nghiệp của GFR sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng tốt với một hàm lượng cacbon cố định cao, khả năng ngậm hút cũng mạnh hơn.

Một số loại than Biochar từ chế phẩm nông – lâm nghiệp

Than Biochar từ tro trấu, mùn cưa

Với 70% dân làm nông nghiệp thì tại Việt Nam rất sẵn vỏ trấu – là lớp vỏ bên ngoài hạt gạo. Lớp trấu này có chứa nhiều chất dinh dưỡng chính như: Carbonhydrat và kali. Bên cạnh đó, những thành phần như Xenlulô chiếm 26-35%, Hemi – Xenlulô chiếm 18-22%, Lignin 25-30%, SiO2 20% là những dinh dưỡng cần thiết cho đất trồng, giữ ẩm và làm đất tơi xốp hơn.

Nhiệt phân trấu và mùn cưa tạo thành than Biochar tuyệt vời, cung cấp dinh dưỡng cho đất và chi phí tương đối rẻ.

Kết quả hình ảnh cho biochar từ vỏ trấu

Biochar từ vỏ trấu và mùn cưa

Than Biochar từ xơ dừa, bã mía

Xơ dừa, bã mía cũng là nguyên liệu cực kỳ sẵn có tại Việt Nam. Đây là chế phẩm nông nghiệp phổ biến, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc đưa hai nguyên liệu này chế tạo than sinh học Biochar sẽ thuận tiện và tiết kiệm khá nhiều chi phí trong việc cải tạo dinh dưỡng đất cho bà con nông dân.

Chuyển giao công nghệ sản xuất Biochar

Với mong muốn mang tới cho bà con một loại than chất lượng, phân bón hữu cơ bảo vệ đất trồng và bảo vệ môi trường, GFR đã chuyển giao công nghệ sản xuất Biochar từ những phế phẩm nông – lâm nghiệp, tạo ra than sinh học chất lượng cung cấp cho bà con nông dânvà các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp giúp họ có thể tự sản xuất than sinh học để phục vụ cho chính ruộng đồng của mình.

Không những vậy, chúng tôi còn nhận chuyển giao công nghệ theo quy mô công nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ bà con,các cơ sở kinh doanh với sản lượng 300kg/h sản xuất.

Để được tư vấn mọi thông tin về Biochar, chuyển giao công nghệ Biochar, quý khách vui lòng liên hệ với GFR theo hotline: 0973263318 – 0967351293.